Việc tìm hiểu các loại sơ đồ máy nén khí là vô cùng quan trọng để đảm bảo việc vận hành thiết bị được hiệu quả, ổn định và bền bỉ. Bên cạnh đó, cũng giúp phát hiện và xử lý nhanh chóng các vấn đề thường gặp trong quá trình sử dụng. Trong bài viết này, Hoàng Nam sẽ cùng bạn tìm hiểu chi tiết về vấn đề này.
Sơ đồ máy nén khí điển hình
Máy nén khí là một thiết bị sử dụng hệ thống cơ học để tăng áp suất của chất khí. Ban đầu, máy sẽ hút không khí từ môi trường xung quanh và lưu trữ trong bình chứa khí. Bình chứa khí này tạo ra một áp suất rất lớn. Sau đó, khí được phân phối từ bình chứa đến các công cụ khác nhau để sử dụng.
Máy nén khí được sử dụng trong các nhà xưởng sản xuất khác nhau như: xưởng may, xưởng cắt tiện, xưởng cơ khí, xưởng sản xuất kính, công ty khai thác, in ấn, phòng sơn,… Tùy thuộc vào yêu cầu sản xuất, các thiết bị trong hệ thống sẽ được sắp xếp vị trí tương ứng. Sơ đồ hệ thống máy nén khí đầy đủ bao gồm máy nén khí, bình chứa khí, máy sấy khí và cốc lọc.
Trong sơ đồ hệ thống khí nén hoàn chỉnh, có nguồn cấp không khí, bình chứa khí nén và các bước xử lý khí nén. Cơ bản nguyên lý vận hành của hệ thống khí nén như sau:
- Bước 1: Máy nén lấy không khí và tạo áp khí nén.
- Bước 2: Khí nén được tích trữ vào bình chứa khí nén.
- Bước 3: Khí nén đi qua máy sấy để làm khô.
Lưu ý: cách sử dụng cốc lọc khí nén, số lượng và vị trí lắp đặt sẽ tùy thuộc vào mô hình sản xuất.
Tham khảo sản phẩm: Máy bơm hơi trục vít
Sơ đồ hệ thống điều khiển máy nén khí
Sơ đồ hệ thống điều khiển máy nén khí bao gồm các thiết bị điều khiển và vận hành máy nén. Bộ phận hoạt động của một hệ thống máy nén khí thường bao gồm motor khởi động, motor vận hành và hệ thống điều khiển. Các bộ phận này có các vai trò khác nhau cụ thể như sau.
Motor khởi động
Motor khởi động là bộ phận thiết yếu nhất trong hệ thống điều khiển đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ hoạt động của máy nén khi thiết bị bắt đầu chạy. Trong quá trình khởi động, van hút sẽ được đóng hoàn toàn và van xả mở hoàn toàn để bình nén không khí đạt áp suất chân không. Dầu được sử dụng để bôi trơn bộ phận đầu máy nén và bạc đạn, tạo ra sự khác biệt về áp suất giữa phần đầu nén và áp suất dầu (Đối với máy nén có dầu).
Motor vận hành
Sau khi máy nén khí đã khởi động, motor vận hành sẽ tiến hành các hoạt động cần thiết. Khi hiệu điện thế được cung cấp cho thiết bị, motor vận hành sẽ được kích hoạt, van xả sẽ đóng lại và van điện tử sẽ mở ra. Khi đó, áp suất trong bình sẽ tăng dần và van hút khí sẽ được mở dần. Khi van hút đã được mở hoàn toàn, đây chính là thời điểm máy nén khí hoạt động tối đa, áp suất khí trong bình lúc này đạt mức cao nhất.
Hệ thống điều khiển điện từ
Khi người sử dụng ấn nút “STOP” để tắt máy nén khí, van xả sẽ được mở và áp suất trong bình nén sẽ trở về mức áp suất chân không. Khi đó, motor sẽ dừng hoạt động khi áp suất đạt ngưỡng tối đa hoặc đã được cài đặt trước đó.
Nếu máy nén gặp tình huống khẩn cấp, như motor bị quá tải hoặc nhiệt độ vượt quá 100 độ C, máy sẽ tự động dừng hoạt động, van xả sẽ mở và van hút sẽ đóng. Khi lượng khí hút vào giảm, máy sẽ tự động dừng hoạt động để tránh hoạt động không tải quá lâu.
Xem thêm: Cách sửa máy nén khí trục vít
Sơ đồ mạch điện máy nén khí
Khi lắp đặt máy nén khí công nghiệp, việc cung cấp một hệ thống nguồn điện riêng là cực kỳ quan trọng để tránh các trường hợp máy hoạt động quá tải hoặc chập điện giữa 3 pha kết nối cùng nguồn với các thiết bị khác. Để vẽ sơ đồ mạch điện cho máy nén khí, người dùng cần lưu ý đến các yếu tố dưới đây.
Chọn tần số phù hợp với từng loại máy nén khí
Hiện nay, phần lớn các loại mạng điện được chia thành 2 dòng tần số là 50Hz hoặc 60Hz. Tuy nhiên, tần số và nguồn điện áp có thể khác nhau tùy thuộc vào loại máy. Do đó, việc tìm hiểu kỹ về thông số kỹ thuật và tần số của máy là rất cần thiết để vẽ sơ đồ mạch điện đúng và đảm bảo cho việc vận hành của máy nén khí công nghiệp được ổn định và tránh các sự cố sập áp, quá tải hoặc chập cháy.
Đầu nối khởi động
Thiết bị máy nén khí cần được hoạt động ở mức điện áp thường trong khoảng từ 5% để tránh việc dao động quá mức. Nếu vượt quá mức này, thiết bị có thể dừng hoặc hoạt động không đúng cách. Điều này có thể gây ảnh hưởng đến độ bền của bảng điều khiển và các linh kiện điện tử khác.
Trong quá trình lắp đặt, người dùng không nên tự ý sử dụng các rơ le, cầu chì hoặc thiết bị bảo vệ máy để nâng cấp điện cho máy.
Cầu dao và mạch điện tiếp xúc
Cầu dao và mạch điện tiếp xúc là những yếu tố quan trọng cần lưu ý khi đấu điện cho máy nén khí và trong quá trình sử dụng. Cách đấu điện cho máy bơm khí nén cần tuân thủ các quy tắc tiếp đất và quy phạm của ngành điện để tránh các trường hợp bị rò điện, dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng như chập pha, chạm pha điện hoặc cháy nổ.
Nếu một số hãng máy nén khí không nối tiếp đất máy, bảng điều khiển có thể không hoạt động hoặc hoạt động không đúng chức năng.
Trên đây là thông tin về các loại sơ đồ máy nén khí, hy vọng sẽ hữu ích cho bạn. Liên hệ với Hoangnamgmbh.com.vn qua Hotline 0938 374 879 hoặc 0902 977 948 nếu cần được giải đáp thắc mắc.